Tìm hiểu về địa danh Quy Nhơn

Quy Nhơn là thành phố duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của Bình Định.

5/5 - (191062 bình chọn)

Tìm hiểu về địa danh Quy Nhơn 

Quy Nhơn là thành phố duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của Bình Định.

 

Đường Phố Quy Nhơn

Dấu tích Chăm Pa

Từng là vùng đất dưới các triều đại Chăm Pa, nên xung quanh thành phố hiện vẫn còn nhiều di chỉ khảo cổ học, di tích văn hóa lịch sử của Chăm Pa. Quy Nhơn từ thị xã lên thành phố từ năm 1986 lúc bấy giờ là tỉnh Nghĩa Bình, từ ngày 1.7.1989 tái lập tỉnh Bình ĐịnhQuảng Ngãi cho đến nay.

 

Đô thị loại I

Quy Nhơn được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015 và lọt vào top 20 điểm đến hàng đầu thế giới vào năm 2020 do Hostelworld xếp hạng. Từ đây thị trường Bất Động Sản của Quy Nhơn cũng trở nên sôi động hơn hẳn

 

Lịch sử

Quy Nhơn được hình thành cách đây hơn 400 năm, lúc bấy giờ là phủ Quy Nhơn, vùng đất này hình thành theo chiều dài lịch sử văn hóa Chăm Pa từ thế kỷ XI và thời Tây Sơn, triều Nguyễn cho đến thế kỷ XVIII

Sự thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và có ảnh hưởng không nhỏ đến nghành công nghiệp của thực Dân Pháp, nên Quy Nhơn được xây dựng và kiến tạo một cách rõ nét. Ngày 20.10.1898 vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Quy

 

Đường Thủy

Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Đống Đa và cảng nước sâu Nhơn Hội. Hệ thống cảng Quy Nhơn là hệ thống cảng lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cảng Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là cảng loại 1 và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vị trí luôn nằm trong top 3 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng, chỉ đứng sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Năm 2013 tổng lượng hàng qua hệ thống cảng Quy Nhơn là 12.294.354 tấn, cao nhất khu vực Miền Trung. Dự kiến đến năm 2020 tổng sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng Quy Nhơn là 20 – 25 triệu tấn

 

Đường sắt

Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc-Nam hướng từ ga Diêu Trì. Ga không phải là ga lớn, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa lên đến ga chính là ga Diêu Trì. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường sắt đã đưa vào sử dụng đôi tàu địa phương SQN1/2 Golden Train chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn và ngược lại hàng ngày giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu.

 

Quy Nhơn Xưa

 

Đường hàng không

Cảng hàng không Phù Cát là một trong những sân bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và có khả năng tiếp nhận các máy bay loại lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777

 

Đường bộ

Có QL1A, QL1D, QL19, QL19B, QL19C… xe chạy tuyến Bắc Nam đi ngang qua, Quốc Lộ 19 nối các cảng biển dẫn lên Tây Nguyên, từ đây các xe vận tải và xe du lịch có thể di chuyển sang các nước Campuchia và Lào. Hệ thống đường được đầu tư và làm mới nên rất phù hợp cho các loại xe du lịch, xe vận tải và xe chuyên dụng

 

Quy Nhon Xua

 

Về cách viết tên gọi của Quy Nhơn

Ngày 24 tháng 8 năm 2020, UBND tỉnh Bình Định có ng văn đề nghị đổi tên gọi hành chính TP. Qui Nhơn thành TP. Quy Nhơn. Tuy nhiên vấn đề này đang gây tranh cãi về cách viết Qui Nhơn và Quy Nhơn. Thiết nghĩ cần có một hội thảo khoa học để chính thức hóa tên gọi của thành phố này. Vì theo các ng trình nghiên cứu và bài viết tranh luận, khi được Latin hóa tên gọi được viết bằng tiếng Pháp hoặc chữ quốc ngữ là Quinhon, Qui-nhơn, Qui Nhơn theo chuẩn chính tả tiếng Việt buổi đầu, không xuất hiện cách viết Quy Nhơn.

 

Phố Thị Quy Nhơn

 

Tham khảo thêm

Việc viết Quy Nhơn là do có ý kiến cho rằng Quy có nghĩa là “quay về, tụ hội”, còn Qui có nghĩa là “con rùa”, tuy nhiên ý kiến này không đưa ra được bằng chứng xác đáng và đã có những bài viết của PGS – TS Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang phản biện. Vì tên gọi chưa được quy chuẩn theo quy định chính tả hiện hành (viết chữ “Quy”) hay giữ nguyên tên gốc ban đầu như quy định viết tên riêng, địa danh (giữ lại chữ “Qui”), nên hiện nay đang sử dụng cả hai cách viết tên gọi Quy Nhơn và Qui Nhơn đều nhằm chỉ một nơi duy nhất.

 

Các tên đường xưa của Quy Nhơn trước 1975

  • Đường Huyền Trân và Gia Long nay là đường Trần Hưng Đạo.
  • Đường Ngô Tùng Châu nay là đường Nguyễn Trãi.
  • Đường Cường Để nay là đường Trần Phú.
  • Đường Trần Hưng Đạo nay là đường Trần Cao Vân.
  • Đường Trần Quý Cáp nay là đường Trần Bình Trọng.
  • Đường Trịnh Minh Thế nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Đường Ngô Đình Khôi nay là đường Biên Cương.
  • Đường Nguyễn Hữu Lộc nay là đường Ngô Mây.
  • Đường Đoàn Thế Khuyến nay là đường Vũ Bảo.
  • Đường Cô Giang nay là đường Võ Mười.
  • Đường Võ Tánh nay là đường Lê Hồng Phong.
  • Đường Nguyễn Huệ nay là hai đường Nguyễn Huệ và An Dương Vương.
  • Đường Ký Con nay là đường Lý Tự Trọng

 

Du lịch

Chùa Long Khánh

Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đc Sơn (người Trung Quốc) sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long

 

Nhà Thờ Nhọn Quy Nhơn

 

Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông. Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa.

 

Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII.

 

Ghềnh Ráng – Tiên Sa

Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 1 km về hướng đông nam. Thắng cảnh Ghềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Nam Phương Hoàng Hậu từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Ngoài ra, nơi đây còn mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân và Lầu Bảo Đại (một nhà nghỉ ba tầng, mặt hướng ra biển, đã bị phá hủy trong chiến tranh)

 

Đầm Thị Nại xưa

 

Cầu Thị Nại

Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển dài thứ hai Việt Nam (dài 2.477,3 m, rộng 24,5 m, trọng tải 100 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 17 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 5 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.

 

Chợ Bình Định

 

Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn

Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (còn có tên gọi Đc Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh…

 

Eo Gió

Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20 km về hướng đông bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển.

Có lẽ bất kỳ ai đến Eo Gió lần đầu đều không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những rặng núi đá cao chót vót, trập trùng với những hang động kỳ vĩ, đàn chim én lượn chao quanh.

 

Hải đăng cổ Cù Lao Xanh

Khu nhà của quan ba Pháp: Cạnh ngọn hải đăng là nhà làm việc hai tầng, đã được xây từ hơn 100 năm trước. Từ đây nhìn được toàn bộ khu vực đảo và chiêm ngưỡng được toàn cảnh biển bao la phía xa, trong lòng chợt phóng khoáng như một câu thơ: “Muốn nhìn xa nghìn dặm, lên nữa một tầng lầu”.

Men xuống theo hướng Tây Bắc của ngọn hải đăng là Suối Giếng Tiên. Tên suối này xuất phát từ một tương truyền rằng, xưa kia vào những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời xuống đây để du ngoạn Cù Lao Xanh

 

Kỳ Co

Đến du lịch Quy Nhơn bạn sẽ ít nhiều nghe đến bãi tắm Kỳ Co nằm cách Quy Nhơn 25km, để đến được bãi tắm du lịch Kỳ Co bạn phải đi bằng đường bộ hoặc cano, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau cano không hoạt động nên bạn phải chọn đường bộ để du lịch Kỳ Co

 

Hòn Khô

Đảo du lịch Hòn Khô nằm cách Quy Nhơn 17km bằng đường bộ, đến đây bạn có thể lặn biển ngắm san hô, đi bộ dưới biển, ngắm con đường dưới biển và tắm biển tại đảo du lịch Hòn Khô nhé

Câu Hỏi Thường Gặp