Bảo tàng Đắk Lắk – Biệt điện vua Bảo Đại

Tây Nguyên Travel giới thiệu thông tin về bảo tàng Đắk Lắk và biệt điện vua Bảo Đại tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những bảo tàng đẹp và quy mô tại Việt Nam, thế nên bạn không nên bỏ qua khi về thăm Đắk Lắk nhé

5/5 - (353566 bình chọn)

Bảo tàng Đắk Lắk và biệt điện vua Bảo Đại

Tây Nguyên Travel giới thiệu thông tin về bảo tàng Đắk Lắk và biệt điện vua Bảo Đại tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những bảo tàng đẹp và quy mô tại Việt Nam, thế nên bạn không nên bỏ qua khi về thăm Đắk Lắk nhé

 

Bảo tàng Đắk Lắk Biệt Điện Vua Bảo Đại tại Đắk Lắk

 

Lịch sử bảo tàng

Vào năm 1926, Paul Giran – một công sứ pháp tại Đắk Lắk, đã cho xây dựng một tòa nhà với gạch và vôi kiên cố để làm Tòa công sứ.

Đến năm 1947, khi vui Bảo Đại về nước và dừng chân nghỉ ngơi tại đây, thì Tòa công sứ được đổi tên thành Biệt Điện Bảo Đại. Từ năm 1955 – 1975 Biệt Điện trở thành nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Bảng thông tin về cây long não tại bảo tàng Đắk Lắk

 

Đến năm 1976 nơi đây được thiết kế lại thành Bảo tàng Đắk Lắk

Sau 30 năm được đưa vào hoạt động, Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng lại theo thiết kế kiến trúc nhà dài truyền thống của dân tộc Êđê, nhưng vẫn mang theo đó một phần hiện đại từ các chất liệu sử dụng: bê tông, kính, hợp kim đến màu sắc tương phản như trắng, đen, nâu,.. khiến cho du khách đến đây đều đem lòng say mê từ cái nhìn đầu tiên.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Bảo tàng Đắk Lắk

 

Vài nét về Bảo tàng Đắk Lắk

Bảo tàng được xây dựng trong không gian mở, giúp cho du khách có cảm giác dễ chịu và nhất là khi đi dạo quanh Bảo tàng trong tiếng lá xào xạc của cây rừng trong mùa thay lá. Không chỉ đẹp vào mùa nắng, Bảo tàng còn thể hiện vẻ đẹp của mình khi vào mưa, bởi được ôm ấp từ những thảm cỏ với cây cối xanh mướt, làm cho Bảo tàng hòa hợp hơn với không gian núi rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên.

  • Địa chỉ: 02 Y Ngông, P. Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, T. Đắk Lắk
  • Thời gian mở cửa tham quan: Từ 07:30 – 16:30 thứ 3 đến chủ nhật hàng tuần
  • Giá vé tham quan (tham khảo):  20.000đ/ khách

 

Bảo tàng Đắk Lắk Bậc tam cấp tại biệt điện vua Bảo Đại ở Đắk Lắk

 

Một số điểm check in đẹp khi du khách ghé thăm Bảo tàng Đắk Lắk

Được tích lũy từ năm 1977 cho đến nay, Bảo tàng hiện đang lưu giữ gần 13.000 hiện vật quý hiếm, trong đó có hơn 2.000 hiện vật văn hóa dân tộc , có 4.000 phim ảnh tư liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Biệt điện vua Bảo Đại tại bảo tàng Đắk

 

Trụ sở mới của Bảo tàng Đắk Lắk

Năm 2008, trụ sở mới của Bảo tàng được xây dựng trên mảnh đất lịch sử, trong khuôn viên của Biệt điện Bảo Đại cũ. Với diện tích 9.200m2 có chiều dài 130m và chiều rộng 53m.

Đây là công trình mô phỏng kiến trúc nhà dài của người Ê đê với bố cục 3 tầng, theo kiểu tập trung gồm hai khối giao nhau: khối ngang là nhà dài vuông góc với khu đất, khối thứ hai ngắn hơn là sảnh chính đón khách vào trung tâm của bảo tàng.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Biệt Điện Vua Bảo Đại tại Đắk Lắk

 

Ngôi nhà dài truyền thống của người Ê đê

Ngôi nhà dài hơn 40m của người Ê đê được phục dựng trong khuôn viên của Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk, đây là không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ ở Đắk Lắk.

Mặc dù đã được phục dựng, ngôi nhà vẫn giữ hướng Bắc – Nam theo tập quán cổ truyền Ê đê. Đầu nhà quay về phía Bắc, có cửa chính và đón khách. Cầu thang lên nhà dài thường có hai cái đó là cầu thang đực và cầu thang cái; cầu thang cái nằm bên phải được trang trí bằng hình trăng khuyết và hình hai bầu ngực, thể hiện tính ngưỡng phồn thực và chế độ mẫu hệ thường dùng cho phụ nữ và khách; cầu thang bên trái nhỏ hơn và thô mộc hơn dành cho đàn ông.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Cây hoa ngọc lan trắng tại bảo tàng Đắk Lắk

 

Nhà dài gồm có 3 gian: gian gah – phòng khách có không gian rộng nhất, nơi đây diễn ra các cuộc tiếp khách, lễ cúng, ăn uống khi nhà có việc,… Sau phòng khách là một khoảng thông ra phía sau nhà gọi là gian ôk – nơi sinh hoạt nội bộ của đại gia đình và cuối cùng là gian bếp.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Cây long não cổ thụ tại bảo tàng Đắk Lắkl

 

Ngọc lan trắng

Ngọc lan trắng còn có tên gọi là Mộc lan trắng, Sứ trắng, Bạch lan hoa,… Hoa ngọc lan trắng nở rộ đẹp nhất vào mùa xuân hạ và  thường phân bố chủ yếu tại các nước cận nhiệt và nhiệt đới.

Ngọc Lan là cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 5 – 10m, có cây cao lên đến 20m và có vỏ màu trắng hơi nhám. Lá cây màu xanh có hình bầu dục, hoa thường có 10 đến 20 cánh được xếp xen kẻ nhau theo dạng xoắn.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Cây long não tại Đắk Lắk

 

Hoa ngọc lan không chỉ có hương thơm dịu nhẹ mà còn quyến rũ làm say đắm lòng người. Đây là loài hoa vừa mang vẻ đẹp thuần khiết lại mang trong mình những ý nghĩa đặc biệt, vì vậy mà hoa được trồng khá phổ biến tại Việt Nam.

Từ lâu, hoa ngọc lan không chỉ là biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo và nhân từ, mà còn là nét dịu dàng, cuốn hút; vì thế mà xưa kia các cụ hay lấy tên loài hoa này để đặt tên cho con cháu với hi vọng con cháu hiếu thảo và hiền ngoan. Bên cạnh đó, trong phong thủy hoa còn mang ý nghĩa cho sức sống mãnh liệt và đem lại sự may mắn cho gia chủ, đó là lý do vì sao hoa thường xuất hiện trong các dịp cưới xin, khai trương, mừng tân gia…

 

Bảo tàng Đắk Lắk Ngoại thất Biệt điện vua Bảo Đại

 

Di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại

Vào năm 1999, Biệt điện Bảo Đại được Bộ văn hóa thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và thu hút hàng ngàn du khách đến ghé thăm mỗi năm.

Có thể nói điểm thú vị tại Biệt điện Bảo Đại là kiến trúc xây dựng độc đáo, kết hợp hài hòa giữa chất mộc mạc, đơn sơ của vùng đất Tây Nguyên cùng với chất cổ điển và tinh tế trong lối kiến trúc châu Âu. Điều đó được thể hiện qua, dáng dấp như những ngôi nhà dài truyền thống của người Ê đê với sàn gỗ và mái nhọn, nhưng tường nhà và cột trụ của Biệt điện lại được làm bằng bê tông và sơn màu vàng rực rỡ. Với nét kiến trúc độc đáo này chắc chắn sẽ là một trong những backgroup tuyệt đẹp làm cho du khách có ấn tượng hơn.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Nhà dài Ê Đê

 

Khuông viên đẹp tại biệt điện vua Bảo Đại

Đến với Biệt điện Bảo Đại, bạn có thể thỏa sức khám phá khuôn viên rộng đến 7ha với các loại hoa và cây nguyên sinh. Những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát, cùng hương thơm dịu dàng của các loài hoa và pha vào đó là âm thanh của những chú chim đang hót líu lo. Du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên một cách chân thật nhất, là nơi giúp bạn quên đi những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống ngày thường.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Nhà dài Ê Đê

 

Một điểm ấn tượng tại khuôn viên Biệt điện Bảo Đại đó chính là 2 cây long não nằm đối xứng nhau ở hai bên lối vào Biệt điện. Cây long não được trồng dưới hố sâu 2m, rộng 4m2, đến lúc cây cao khỏi mặt đất khoảng 2m sẽ được bấm chồi và lấp đất để cây có tán rộng, đẹp, có hai tầng rễ nhằm tăng tuổi thọ và làm cây đứng vững hơn. Đây là một loại cây thuốc quý dạng cây gỗ có tán rộng, lá cây có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng làm sạch môi trường, giúp tạo ra môi trường ôzôn rất mạnh. Năm 2014 cây long não được Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội đồng Cây di sản Quốc gia công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Nhà điều hành trong khuôn viêng bảo tàng Đắk Lắk

 

Gợi ý cho tham quan tại Đắk Lắk

Nếu bạn đi du lịch Đắk Lắk tự túc thì bạn nên thuê xe tại Đắk Lắk để tiện việc di chuyển khỏi mất thời gian tìm đường và lên kế hoạch nhé. Nếu bạn muốn tiện lợi hơn thì có thể lựa chọn các cty du lịch uy tín tại Đắk Lắk để mua Tour Đắk Lắk dài ngày hoặc Tour Đắk Lắk 1 ngày nhé. Bạn thích phượt thì nên thuê xe máy để tự do khám phá cao nguyên Buôn Ma Thuột đẹp nhất từ tháng 11-3 năm sau nhé.

 

Bảo tàng Đắk Lắk Toàn cảnh biệt điện vua Bảo Đại

Câu Hỏi Thường Gặp


Giá vé vào cổng 20.000đ
Trong khuông viên bảo tàng Đắk Lắk